hành trình Đà Lạt nhân kỷ niệm ngày di sản Việt Nam tại khu thăm quan Làng Cù Lần đưa vào khai thác cụm nhà nghỉ “sơn cước” dành cho khách thăm quan, dân phượt, sân chơi âm nhạc cộng đồng…, đặc biệt là không gian gốm cổ rất giá trị của nhà sưu tập trẻ Nguyễn Quốc Dũng.
chương trình
Đà Lạt nhân kỷ niệm ngày di sản Việt Nam tại khu thăm quan Làng Cù Lần đưa vào khai thác cụm nhà nghỉ “sơn cước” dành cho khách thăm quan, dân phượt, sân chơi âm nhạc cộng đồng…, đặc biệt là không gian gốm cổ rất giá trị của nhà sưu tập trẻ Nguyễn Quốc Dũng.
Tại khu nghỉ dưỡng
Làng Cù Lần đã nổi tiếng với ý tưởng, tâm huyết xây dựng được chủ nhân gởi gắm qua ca khúc “Trái tim Cù Lần” do chính ông chủ “làng” sáng tác là nhạc sĩ Văn Tuấn Anh. Làng Cù Lần thu hút Lữ khách
bởi không gian êm đềm - trong trẻo, những ngôi nhà được xây dựng cách điệu nhà rông, nhà sàn của đồng bào, nằm cheo leo trên sườn núi, hay thấp thoáng bên bờ nước xanh ngát, những cây cầu treo, cầu khỉ vắt vẻo, lắc lư, hờ hững mời gọi mà cứ khiến khách thăm quan cuống quýt bước lên… Làng Cù Lần là một trong số rất ít khu thăm quan ở Việt Nam xây dựng đậm bản chất, hài hòa giữa 2 yếu tố Môi trường Rừng và Văn hóa Rừng.
Kiên định triết lí văn hóa kinh doanh này ngay từ ngày đầu thành lập đến nay, khu nghỉ dưỡng
Làng Cù Lần được trao bằng chứng nhận hành trình xanh của Singapore năm 2016, bởi sự thân thiện với môi trường và những đóng góp cho cộng đồng bản địa. Làng Cù Lần là dự án trải nghiệm sinh thái và văn hóa bản địa, kết hợp tham gia giữ hàng chục hecta rừng và tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương với đa số là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Làng thu hút Lữ khách
bởi các dịch vụ chèo bè, leo núi, đi xe địa hình, săn bắt, giao lưu cồng chiêng và tổ chức sự kiện…
Làng được xây dựng theo lối kiến trúc của đồng bào Tây Nguyên, trang trí họa tiết được chắt lọc từ những hoa văn đặc sắc trên trang phục của đồng bào tạo nên sự thú vị và đồng nhất trên bề mặt của tất cả các công trình mái, vách, tường… Âm nhạc, hội họa đã tạo nên một nét văn hóa chương trình
riêng cho Làng Cù Lần khiến “làng” vừa mang dáng dấp cổ tích, vừa có sự bay bổng, lãng mạn… tạo cho khách thăm quan một cảm giác mê hoặc lạ kỳ khi đến với những góc văn hóa rất Tây nguyên, như xóm K’Ho, K’Ho coffée, Nhà sàn dân tộc, sân khấu lễ hội với cây nêu cao lớn và những chàng trai cô gái mặc sắc phục truyền thống múa hát trong những đêm lễ hội, phục vụ ẩm thực miền sơn cước…
Không gian gốm cổ đã được chắt lọc, mang nét đặc trưng của văn hóa bản địa Tây Nguyên và dệt nên câu chuyện lạ lẫm và thú vị về quá trình giao lưu - du nhập nhiều nguồn văn hóa khác nhau vào mảnh đất Tây Nguyên từ hàng trăm năm trước. Đó là nét đặc sắc của văn hóa rượu cần qua các bộ chóe, chum, bình…; là tục mẫu hệ qua chóe mẹ bồng con, bát đĩa ăn cơm, đồ đựng gia vị… Gồm dòng gốm Việt (Quảng Đức, Châu Ổ…), gốm Chăm Pa (gò, sành…), gốm Trung Quốc, gốm Thái Lan… được sắp xếp logic theo hàng, cột… Hầu như mỗi món đồ đều có đôi. Đặc biệt, Lữ khách
sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng, tìm hiểu và khám phá hiện vật thuộc dòng gốm quý Céladon, có kích thước khủng (74 cm), có độ sâu về tuổi tác (từ TK VII - TKX), mà số lượng còn tồn tại hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay.