Nếu có một lần hành trình Đà Lạt đúng với ngày lễ cúng cơm mới – lễ hội văn hóa thường niên và đặc trưng của người Đà Lạt: thường được tổ chức vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 3 âm lịch). Nhất là khi trời khó mưa hoặc mùa mưa đến muộn. Địa điểm tổ chức lễ thường đặt tại nhà rông của buôn hay những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
Nếu có một lần hành trình Đà Lạt đúng với ngày lễ cúng cơm mới – lễ hội văn hóa thường niên và đặc trưng của người Đà Lạt: thường được tổ chức vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (khoảng đầu tháng 3 âm lịch). Nhất là khi trời khó mưa hoặc mùa mưa đến muộn. Địa điểm tổ chức lễ thường đặt tại nhà rông của buôn hay những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
Đây cũng là dịp để bà con cùng nhau họp mặt, chung vui với nhau sau một mùa làm rẫy vất vả, nhọc nhằn nhưng đạt kết quả tốt. Với người Mạ, lễ mừng thu hoạch xong (Nhu R’he) là lễ hội lớn nhất của năm kéo dài 7 ngày.
Lễ vật thường là gạo thơm mới, chóe rượu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú săn được… Lễ hội diện ra bằng việc khấn Yàng của thần cúng, tiếp đến là tục vẩy rượu để chúc mừng mọi người. Cuối cùng là uống rượu ca hát, lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Theo quan niêm của người Mạ, K’Ho thì làm như thế là cầu nguyện trời đất cho làm mùa được dễ dàng, mưa thuận gió hòa, ngăn không cho thú rừng phá hoại hoa màu…
Lễ cúng cơm mới của người Ê ê (Hma Ngắt) cũng có ý nghĩa tương tự như lễ cúng Mpan Bar của người M’nông- nó được bà con dân tộc coi như cách “thu hồn lúa về nhà”. Bà con Ê đê coi kho lúa như một chốn linh thiêng trong gia đình. Đối với bà con dân tộc Bana lễ ăn cốm mới (Samớk) diễn ra trong 3 ngày, từ khi bắt đầu thu hoạch, tiếp đến là lễ Sơmắh Kek khi bắt đầu tuốt lúa đại trà, cuối cùng là lễ đóng cửa kho (Sơmăh Teng Amăng) khi gùi lúa cuối cùng được về kho.
Điều đặc biệt, mùa thu hoạch lúa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cũng trùng với dịp cuối năm âm lịch. Cách thức tổ chức của bà con: không diễn ra đồng loạt mà tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Việc tổ chức lễ ăn mừng lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào vụ thu hoạch (nhiều hay ít) của từng gia đình; cũng tuỳ theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn lân cận cùng vui chơi, ăn uống. Nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự. Vì thế, ngoài việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên cùng với việc cầu mong sức khoẻ cho gia đình, người ta đánh cồng, chiêng, trống, vui chơi ca hát suốt nhiều ngày đêm liền. Lễ ăn cơm mới kéo dài, suốt tháng chạp sang tháng giêng- nó được ví như Tết nguyên đán của người Kinh.