Thác Pongour đây là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Vì vậy nếu có dịp đến Đà Lạt mà không ghé khám phá vẻ đẹp của thác Pongour thì coi như chưa đến Đà Lạt.
Thác Pongour có tọa lạc tại Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km. Trên quốc lộ 20 Đà Lạt - Sài Gòn, đến xóm Trung (phía núi Chai) rẽ về phía tay phải đi một quãng đường đất dài độ 8 km khách thăm quan sẽ đến được thác Pongour mà người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai. Bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng.
Khi đi vào thác Pongour Lữ khách sẽ bắt gặp một khung cảnh yên bình, nếu đi vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 khách thăm quan sẽ choáng ngợp với một màu vàng của hoa dã quỳ len lỏi khắp cung đường, tạo nên một màu vàng ươm đẹp mắt đến ngỡ ngàng.
Thác nước được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây còn rất nhiều cây cổ thụ, muông thú sinh sống.
Vậy thác Pongour có lịch sử từ nhiều người, nhiều giai đoạn và ngày nay có ngày kỷ niệm. Đó là dịp trăng tròn đầu tiên của mùa ấm áp, núi rừng khởi sắc để làm ngày "kỷ niệm" cho bộ tộc của nàng. Trong những năm 60 của thế kỷ này, nhiều người Hoa ở Tùng Nghĩa (Đức Trọng) nhân tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) thường tổ chức các cuộc viếng chùa miếu, lăng tẩm, các thắng cảnh, các di tích lịch sử kết hợp với phong tục của dân bản địa (K'ho, Churu) và người các dân tộc di cư 1954 (Thái, Thổ, Tày, Nùng...) cùng đặt ra lễ thác Pongour (thường gọi là thác Thiên Thai). Vào rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm từng đoàn người từ các thị trấn Liên Nghĩa, Cao Bắc Lạng, Lục Nam... của Đức Trọng và các vùng Brơtel, Phú Mỹ, Lạc Sơn, Bằng Tiên, Ngọc Sơn, Đinh Văn... của Lâm Hà nườm nượp trẩy hội thác Pongour.
Trong dịp trẩy hội, nam thanh nữ tú Bắc Nam, Kinh-Thượng, Hoa-Việt, Thái-Tày... đều rộn rã du xuân, hồ hởi vượt qua bảy tầng thác Pongour, mong vào được chốn Thiên Thai. Đây là dịp mà người ta không còn phân biệt Kinh-Thượng. Họ tự trao đổi tâm tình, tìm hiểu và yêu mến nhau. Tục truyền rằng: những ai không thành thật, không chung thủy, những kẻ bất tín, bội thề đã đến thác Pongour, thì ít khi được trở về, nàng Ka Nai nổi giận, do đó sai Yàng Pongour giữ lại những ai thuộc diện người nói trên tại dòng thác Pongour để nàng dạy cho họ những bài học về con người ... Có người không dám đến Pongour là vì thế.
Nhưng đến Đà Lạt mà không đến thăm Pongour thì cũng như chưa đến Đà Lạt, chưa thấy được vẻ mơ màng hoang dã của Nam Tây Nguyên. Và những ai trong sáng thì có ngại gì. Những năm gần đây Lữ khách đến trẩy hội Pongour ngày càng nhiều và thật vui mừng là hàng ngàn khách thăm quan lên Đà Lạt đến thăm Pongour đều bình an trở về. Phải chăng Yàng Pongour đã thẩm định đích xác lòng người.