==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ, nhưng việc duy trì, tìm tòi kiến thức và giải trí thông qua việc đọc sách vẫn luôn là nhu cầu và thói quen của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Với thế mạnh ấy, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt đang nỗ lực xây dựng một kho sử liệu phong phú, độc đáo để người đọc đến gần hơn với các kiến thức lịch sử, văn hóa…

Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ, nhưng việc duy trì, tìm tòi kiến thức và giải trí thông qua việc đọc sách vẫn luôn là nhu cầu và thói quen của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Với thế mạnh ấy, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt đang nỗ lực xây dựng một kho sử liệu phong phú, độc đáo để người đọc đến gần hơn với các kiến thức lịch sử, văn hóa…

Trung tâm lưu trữ Quốc Gia IV tại Đà Lạt - Ảnh 1
Qua sách, báo trong mỗi chúng ta có thể trở về quá khứ, nhìn lại chính mình và rồi có những định hướng tích cực tiếp bước đến tương lai. Chính vì vậy, tổ chức Ngày Sách Việt Nam hàng năm (21/4) là một sự kiện mang ý nghĩa khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng. Nhân lễ công bố Ngày Sách, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã phát biểu: “Cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện hay qua mạng internet, thì sách không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn luôn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món quà tinh thần nào có thể so sánh được”.
 
Cùng góp phần xây dựng văn hóa đọc, với chức năng của mình, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV hướng tới Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 (21/4/2014 - 21/4/2016), giới thiệu đến độc giả và khách thăm quan những tư liệu quý mà Trung tâm đang lưu giữ để đưa vào phục vụ khai thác như: Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt, Tòa Khâm sứ Trung kỳ, Phủ Quốc trưởng quốc gia Việt Nam, Tòa Đại biểu chính phủ tại Trung nguyên - Trung phần, Tòa Hành chính tỉnh Thừa Thiên.

Đây là những phông tài liệu quý đã được sắp xếp một cách ngăn nắp, có hệ thống, dễ tra tìm, là nguồn sử liệu có giá trị cao, cung cấp cho giới nghiên cứu nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy. Đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, ngoài những phông tài liệu lưu trữ nói trên, độc giả có thể nghiên cứu về Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới để hiểu hơn về khối tài liệu gồm 34.619 tấm đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Đây là những tài liệu gốc quý hiếm, độc bản, có giá trị, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa, phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong sự nghiệp bảo vệ và kiến thiết quốc gia.
 
Không những lưu giữ những hồ sơ quý hiếm để phục vụ độc giả, Trung tâm còn chuẩn bị trên 4.000 đầu sách về lưu trữ, lịch sử, văn hóa Việt Nam và biên soạn sách:“Mộc bản Triều Nguyễn - Đề mục tổng quan” dưới dạng sách điện tử và sách in để công bố, giới thiệu tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn với các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đúng vào dịp khai mạc Hội nghị Lưu trữ quốc tế SARBICA.
Trung tâm lưu trữ Quốc Gia IV tại Đà Lạt - Ảnh 2
Ngoài việc phục vụ bạn đọc nghiên cứu các tài liệu quý hiếm đang lưu giữ tại Kho Lưu trữ chuyên dụng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Trung tâm còn tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm, đưa tài liệu ra để phục vụ công chúng với các chuyên đề như: “Quốc hiệu và danh nhân Việt Nam qua tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”,  “Miền Trung - Tây Nguyên trong chiến tranh giải phóng dân tộc 1954 - 1975”, và các tiểu đề như “Từ Biệt điện Trần Lệ Xuân đến Khu trưng bày tài liệu lưu trữ quốc gia”.

 “Đà Lạt - Lâm Đồng qua tài liệu lưu trữ”. Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại thì ở bất cứ thời đại nào, con người cũng thấy việc học và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống và đóng góp vào sự nghiệp chung của xã hội. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết về chuyên môn, mà đọc sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Hướng tới Ngày sách Việt Nam.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV giới thiệu những tài liệu quý hiếm, đưa những tài liệu quý hiếm ra trưng bày nhằm quảng bá đến Lữ khách và các nhà nghiên cứu đến tham quan và tìm hiểu. Với những hoạt động này nhằm chung tay, góp sức xây dựng một phong trào học tập và học tập suốt đời, đồng thời như một thông điệp kêu gọi mọi người hãy dành một khoảng thời gian trong ngày, trong tuần để đọc sách, để làm giàu thêm kiến thức của mình, góp phần vào kho tàng văn hóa của nhân loại. Đó chính là con đường chấn hưng văn hóa bền vững và hiệu quả nhất.
 

Trung tâm lưu trữ Quốc Gia IV tại Đà Lạt

Trung tâm lưu trữ Quốc Gia IV tại Đà Lạt
48 5 53 101 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==