Nhắc đến hành trình Đà Lạt là nguời ta hình dung ra ngay một thành phố lăng mạn, một xứ sở với ngàn hoa khoe sắc. Thế nhưng, ẩm thực Đà Lạt cũng hấp dẫn không kém cảnh sắc nơi đây. Đến Đà Lạt vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn tha hồ thưởng thức các món ngon của nhiều vùng miền khác nhau. Thế nhưng đỉnh cao của sự hội tụ giữa ẩm thực và cảnh sắc ngàn hoa chính là món bông atiso hầm giò heo.
Nhắc đến hành trình Đà Lạt là nguời ta hình dung ra ngay một thành phố lăng mạn, một xứ sở với ngàn hoa khoe sắc. Thế nhưng, ẩm thực Đà Lạt cũng hấp dẫn không kém cảnh sắc nơi đây.
Đến Đà Lạt vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn tha hồ thưởng thức các món ngon của nhiều vùng miền khác nhau. Thế nhưng đỉnh cao của sự hội tụ giữa ẩm thực và cảnh sắc ngàn hoa chính là món bông atiso hầm giò heo.
Atiso – loài hoa công dụng từ rễ đến lá
Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn
Trong số các loài hoa được trồng ở Đà Lạt, mặc dù “dung nhan” không được nổi trội nhưng atiso là loài hoa có nhiều công dụng nhất, đồng thời tất cả các bộ phận trên cây cũng đều có thể sử dụng. Từ rễ, thân, lá đến hoa người ta đem cắt nhỏ, sấy, phơi khô để làm trà, thảo dược, nấu cao. Đặc biệt bông atiso hầm giò heorất ngon, ăn nóng trong mùa lạnh trở thành món không thể thiếu trong các quán ăn và bữa ăn các gia đình ở Đà Lạt.
Atiso có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa… đây là món ăn dân dã, dễ ăn, hương vị bùi bùi, nhẹ nhàng, ăn vào nhớ mãi và trở nên “ghiền”.
Chọn nguyên liệu thế nào cho ngon?
Cây Atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn
Đối với ẩm thực Đà Lạt hay bất kỳ nền ẩm thực nào đi chăng nữa, khi chọn nguyên liệu ta nên chọn loại tươi ngon, vừa tới độ “ngon” của nó. Atiso cũng vậy. Người ta nói chỉ có atiso được trồng ở Đà Lạt mới phát triển đúng tầm và mang đúng hương vị đặc trưng của nó.
Dùng bông atiso hầm giò heo ngon nhất là khi bông vừa lớn tới, không già cũng không non, bụng hoa c̣òn chưa nở. Giò heo chọn loại tươi, ngon, không chọn thịt heo già v́ dai, hầm lâu chín.
Chế biến dễ dàng
Món canh bông atiso hầm giò heo
Tùy theo khẩu vị và cách sơ chế, người ta có thể chẻ đôi hoặc chẻ tư bông atiso hoặc thậm chí là để nguyên bông. Khi nấu, cần rửa thật sạch hoa, cắt bỏ phần nhụy hoa cho khỏi đắng. Gị heo cũng đem rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, tùy theo sở thích mà ướp gia vị cho phù hợp.
Để món canh bông atiso hầm giò heo được ngon, ta đem gị heo hầm với nước lọc trước cho vừa chín, sau đó mới cho bông atiso vào hầm tiếp đến khi bông chín mềm rồi nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Món canh này ăn ngon nhất khi c̣òn nóng, kèm với nước mắm ớt, gị heo chín vừa mềm nhưng vẫn c̣òn độ dai nhất định, bông atiso cũng mềm mềm, dai dai, ăn bùi bùi, béo béo thơm lừng.
Món lạ thành quen
Món ăn này đối với nhiều người còn rất xa lạ nhưng nó lại trở thành điểm nhấn của ẩm thực Đà Lạt. Món này mới ăn th́ không quen, nhưng ăn rồi th́ nhớ măi và c̣n muốn ăn nữa. Khi đến trải nghiệm Đà Lạt, bạn đừng quên thưởng thức một bát canh atiso nóng hổi, thơm lừng nhé.
Đến Đà Lạt thưởng thức món canh giò heo cùng với hoa atiso
Bông atiso hầm giò heo là món ăn có nguồn gốc từ nước ngoài, tuy nhiên, từ khi du nhập vào Việt Nam nó đă để lại dấu ấn lướn. Món ăn này được ghi vào bản đồ ẩm thực Việt Nam, ẩm thực Đà Lạt. Từng nhận được huy chương vàng tại hội thi ẩm thực các dân tộc Việt Nam, cuộc thi do tổng cục Lữ Hành Việt Nam tổ chức.
Từ đây, trong thực đơn của các bữa ăn của nhiều gia đình Việt, vào những ngày trời lạnh, món canh hoa atiso hầm gị heo nóng đă trở thành tâm điểm của mâm cơm.
Nguồn: Sưu Tầm